Lịch sử Phật Đà Kỷ Niệm Quán Phật Quang Sơn

Xây dựng

Năm 1998, Đại Sư Tinh Vân đến Ấn Độ Bồ Đề Đạo Tràng, tiếng Phạn: Buddha-gayā, (còn gọi là Phật Đà Đạo Tràng, là nơi Thích Ca Mâu Ni Phật ngộ đạo thành Phật) truyền thụ Tam Đàn Đại Giới quốc tế.

Trong thời đó Tây Tạng Lạt-Ma Ngài Kunga Dorje Rinpoche cảm niệm Phật Quang Sơn Tự trước sự xúc tiến việc giao lưu Phật giáo Thế giới Văn Hoá Hán Tạng, sáng lập Hiệp hội Văn Hoá Hán Tạng Trung Hoa, và tổ chức Hội nghị Hiển Mật Phật giáo Thế giới, còn thành lập Hội Phật Quang Quốc tế, là Đạo Tràng chánh phái hoằng dương Phật giáo Nhân Gian; Ngài Kunga Dorje Rinpoche tâm nguyện quyên tặng Xá Lợi Răng Phật được Ngài bảo vệ kỷ lưỡng trong suốt ba mươi năm, hy vọng được xây dựng đền cung phụng ở Đài Loan, để chánh pháp vĩnh hằng, Xá Lợi trùng quang.

Năm 2003, đại lễ động thổ xây dựng Phật Đà Kỷ Niệm Quán Phật Quang Sơn. Sau 9 năm, hoàn thành vào ngày 25 tháng12 năm 2011.

Đại Sư Tinh Vân: " Đức Phật chẳng cần chúng sinh lễ bái cúng dường, nhưng chúng sinh lại cần đó để mở mang thiện niệm, tịnh hoá tâm linh. Bằng cách lễ bái tháp Phật, để tiếp xúc với pháp thân của Đức Phật, để tình cảm tưởng niệm được thăng hoa trở thành sự học hỏi đức tính của Phật Đà, thực tiễn ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đức Phật chẳng cần bảo tháp, nhưng chúng sinh lại cần, tôi vì câu nói như vậy mà xây dựng bảo tháp ".[3]

Khái niệm xây dựng Phật Quán

Đại Sư Tinh Vân: " Xây dựng Phật Đà Kỷ Niệm Quán là lịch sử, là xây dựng tâm người. Công trình của thập phương, của đại chúng, bất cứ ai khi cần, đều có thể đến tham quan; đó cũng là công trình của văn hoá, của giáo dục, bất cứ cá nhân, gia đình, trường học hay cơ quan đoàn thể nào, đều có thể đến đây tụ hợp, tổ chức liên hoan, đều có thể đến xung quanh đây, dạy học.[3]

Mục tiêu phát triển

  • Văn học hóa
  • Điện ảnh hóa
  • Nhân gian hóa
  • Quốc tế hóa

Ngũ đại sứ mệnh (Năm nhiệm vụ lớn của Phật Quán)

  • 48 phòng địa cung: gìn giữ bảo tồn trí tuệ văn minh của nhân loại, xây dựng ký ức chung của nhân loại.
  • Giáo dục đời sống: thông qua nghệ thuật và văn hóa đẩy mạnh giáo dục đời sống và bảo vệ môi trường xanh.
  • Giao lưu hai nước: hai nước giao lưu, đẩy mạnh sự phục hưng của nền văn hoá Trung Hoa.
  • Nghệ thuật Phật giáo: thường xuyên triển lãm nghệ thuật Phật giáo, tổ chức hội thảo học thuật.
  • Phục vụ công cộng: tôn trọng bao dung, cùng chia sẻ tài nguyên, hăng hái phục vụ.[3]

Giá trị cốt lỗi

  • Tam hảo (3 điều tốt): thân làm điều tốt, miệng nói lời tốt, lòng mang ý tốt.
  • Tứ cấp (4 thứ cho): cho người niềm tin, cho người hoan hỷ, cho người hy vọng, cho người phương tiện.[3]